Giếng trời, sân vườn được xem là lá phổi, là "huyệt đạo" trong cơ thể
kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên, sau khi xây dựng và sử dụng được một
thời gian, có trường hợp chủ nhà phải thuê thợ đến "thủ tiêu" sân vườn
đi vì không chịu nổi nước mưa vào nhà cùng những "vị khách" côn trùng
không mời mà đến…
Ai quan tâm đến góc xanh?
Trong xu hướng đô thị ngày càng "sống theo chiều đứng", cây xanh càng
thể hiện rõ vai trò của mình. Song không phải chủ nhà nào cũng ý thức
được vấn đề và "dám hi sinh" một phần diện tích cho mục tiêu có vẻ như
xa xỉ này. Vì tại các đô thị, từng mét vuông đất được tận dụng là hái
ra tiền.
Giếng trời, sân vườn được xem là lá phổi, là "huyệt đạo" trong cơ thể
kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên gió rất "khôn", không có lối ra thì sẽ
không vào. Nên không phải ngôi nhà nào tổ chức giếng trời, sân vườn
cũng đạt hiệu quả như mong đợi.
Còn có lý do khác khiến chủ nhà e ngại khi tổ chức sân vườn, là với đặc
thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều như Việt Nam, việc mang ánh sáng vào và
tiêu thoát nước mưa đi là vấn đề không hề đơn giản. Không đủ ánh sáng
tự nhiên, không có nước cho cây sống thì hiệu quả của sân vườn sẽ bằng
không. Do vậy, việc tổ chức giếng trời và sân vườn hoàn toàn không phải
là chuyện… ngẫu hứng! Tùy diện tích ngôi nhà mà giếng trời, sân vườn có
một diện tích nhất định. Và cũng tùy mức độ yêu thiên nhiên, sự "hào
phóng" của chủ nhà mà diện tích ấy có thể lớn hay nhỏ…
Tôi đã chứng kiến nhiều ngôi nhà được thiết kế có vẻ như khá hợp lý với
việc tổ chức các giếng trời sân vườn, nhưng sau khi xây dựng và sử dụng
được một thời gian, chủ nhà phải thuê thợ đến "thủ tiêu" sân vườn đi vì
không chịu nổi nước mưa vào nhà cùng những "vị khách" côn trùng không
mời mà đến. Và tôi cũng biết nhiều trường hợp người thiết kế không
thuyết phục được chủ nhà bớt đi một ít diện tích sử dụng để làm giếng
trời, sân vườn, nhưng sau đó phải thuê thợ đến "cắt" một tí diện tích
sàn hay đục tường trổ thêm vài cửa sổ. Tất nhiên đấy chỉ là giải pháp
vô cùng khiên cưỡng…
Gợi ý làm giếng trời
Có thể tạm chia ra hai loại giếng trời:
- Giếng trời chỉ có tác dụng điều hòa khí hậu:
thông gió là chính, lấy sáng là phụ, hay áp dụng cho nhà phố có nhiều
tầng. Ở những ngôi nhà này, việc lấy sáng, thông gió trực tiếp là hết
sức khó khăn. Loại giếng trời, sân vườn này hay được bố trí kết hợp ở
những vị trí thuộc loại “góc khó”, “góc khuất”, “góc chết”. Do diện
tích của giếng trời trong trường hợp này thường không lớn nên việc kết
hợp trang trí sân vườn phải hết sức cân nhắc. Không nên ốp quá nhiều
loại vật liệu cũng như không nên sử dụng màu sẫm tối trong diện tích
nhỏ này, vì như thế sẽ làm giảm hiệu quả chiếu sáng. Có thể kết hợp
trang trí bằng cây xanh nhưng không nên trồng cây có rễ cọc lớn hay
những loại dây leo có khả năng phát triển nhanh, rậm. Tốt nhất là dùng
chậu trồng những loại cây có thể sống lâu ngày trong điều kiện ích được
chăm sóc trực tiếp bằng ánh sáng và nước mưa.
- Giếng trời kết hợp sân vườn:
ngoài chức năng điều hòa cải tạo vi khí hậu còn mang lại hiệu quả thẩm
mỹ cho ngôi nhà. Trường hợp này thường áp dụng cho nhà phố có diện tích
lớn hoặc biệt thự. Loại này giếng trời có diện tích đủ lớn và thường
được bố trí tại các vị trí “mặt tiền” của ngôi nhà như phòng khách,
phòng sinh hoạt chung, nơi “hội tụ” của các phòng, vị trí kết hợp cầu
thang… Tóm lại là những vị trí sao cho mọi người đều có thể quan sát và
thụ hưởng được. Có thể sử dụng vật liệu ốp một cách ngẫu hứng miễn sao
việc bố trí mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Hoàn toàn có thể trồng cây
xanh trực tiếp trong khu vực này nếu diện tích bề mặt đủ lớn (không
láng xi măng hay lát gạch) đảm bảo thấm thoát nước một cách tự nhiên,
và cần có giải pháp ngăn cách không cho nước mưa vào những “khu vực
cấm” khi chưa “được phép”. Việc trồng cây xanh trong trường hợp này
cũng khá đơn giản, có thể sử dụng cả những loại cây có hoa hoặc có mùi
thơm nhẹ nhằm mang lại sự hứng khởi cho không gian sống và làm việc
trong nhà…
Làm đẹp giếng trời
Trong
điều kiện nhà phố chật hẹp như hiện nay, giếng trời đóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu, là giải pháp tối ưu để lấy nắng, gió, ánh
sáng cho ngôi nhà.
Giếng
trời thường nằm ở vị trí trung tâm, và gần như tất cả các phòng của
ngôi nhà đều "nương nhờ" vào giếng trời cũng trở nên cần thiết. Với sự
đa dạng của các chủng loại vật liệu xây dựng hiện nay, bạn có thể biến
giếng trời thành các khu vực "điểm nhấn" cho không gian sống của mình.
Giếng
trời có thể biến thành một thác nước từ trên tầng thượng xuống tầng
trệt. Tiếng nước róc rách reo vui vừa giúp thư giãn, đem lại sinh khí
cho ngôi nhà và đem lại may mắn cho gia chủ. Với cách này, bạn nên bố
trí thêm những dây trầu bà buông rũ từ trên cao như tấm rèm xanh trong
nhà. Hoặc bố trí một tiểu cảnh khô với sỏi đá và cây xanh nhờ tận dụng
nắng gió từ trên cao, kết hợp thêm ánh sáng đèn tạo hiệu ứng thẩm mỹ.
Làm đẹp cho giếng trời bằng hình khối và ánh sáng tạo thành một tác phẩm nghệ thuật
Bên
cạnh việc thiết kế các nước hay tiểu cảnh cho giếng trời, các nhà thiết
kế vẫn thường phối hợp các chủng loại vật liệu xây dựng để "làm đẹp"
cho giếng trời bằng hình khối và ánh sáng tạo thành một tác phẩm nghệ
thuật. Đây là phong cách hiện đại và không mất nhiều thời gian chăm sóc
mỗi ngày như tiểu cảnh. Từ những tác phẩm nghệ thuật hay khi vườn thiên
nhiên hiện diện trong nhà thông qua giếng trời, các khu vực sinh hoạt
đều tận hưởng được vẻ đẹp và sự thông thoáng. Như vậy, bạn đã làm cho
giếng trời trở thành một góc thư giãn, nghỉ ngơi thú vị rồi đấy.
nguồn: hoathat.info
kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên, sau khi xây dựng và sử dụng được một
thời gian, có trường hợp chủ nhà phải thuê thợ đến "thủ tiêu" sân vườn
đi vì không chịu nổi nước mưa vào nhà cùng những "vị khách" côn trùng
không mời mà đến…
Ai quan tâm đến góc xanh?
Trong xu hướng đô thị ngày càng "sống theo chiều đứng", cây xanh càng
thể hiện rõ vai trò của mình. Song không phải chủ nhà nào cũng ý thức
được vấn đề và "dám hi sinh" một phần diện tích cho mục tiêu có vẻ như
xa xỉ này. Vì tại các đô thị, từng mét vuông đất được tận dụng là hái
ra tiền.
Giếng trời, sân vườn được xem là lá phổi, là "huyệt đạo" trong cơ thể
kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên gió rất "khôn", không có lối ra thì sẽ
không vào. Nên không phải ngôi nhà nào tổ chức giếng trời, sân vườn
cũng đạt hiệu quả như mong đợi.
Còn có lý do khác khiến chủ nhà e ngại khi tổ chức sân vườn, là với đặc
thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều như Việt Nam, việc mang ánh sáng vào và
tiêu thoát nước mưa đi là vấn đề không hề đơn giản. Không đủ ánh sáng
tự nhiên, không có nước cho cây sống thì hiệu quả của sân vườn sẽ bằng
không. Do vậy, việc tổ chức giếng trời và sân vườn hoàn toàn không phải
là chuyện… ngẫu hứng! Tùy diện tích ngôi nhà mà giếng trời, sân vườn có
một diện tích nhất định. Và cũng tùy mức độ yêu thiên nhiên, sự "hào
phóng" của chủ nhà mà diện tích ấy có thể lớn hay nhỏ…
Tôi đã chứng kiến nhiều ngôi nhà được thiết kế có vẻ như khá hợp lý với
việc tổ chức các giếng trời sân vườn, nhưng sau khi xây dựng và sử dụng
được một thời gian, chủ nhà phải thuê thợ đến "thủ tiêu" sân vườn đi vì
không chịu nổi nước mưa vào nhà cùng những "vị khách" côn trùng không
mời mà đến. Và tôi cũng biết nhiều trường hợp người thiết kế không
thuyết phục được chủ nhà bớt đi một ít diện tích sử dụng để làm giếng
trời, sân vườn, nhưng sau đó phải thuê thợ đến "cắt" một tí diện tích
sàn hay đục tường trổ thêm vài cửa sổ. Tất nhiên đấy chỉ là giải pháp
vô cùng khiên cưỡng…
Gợi ý làm giếng trời
Có thể tạm chia ra hai loại giếng trời:
- Giếng trời chỉ có tác dụng điều hòa khí hậu:
thông gió là chính, lấy sáng là phụ, hay áp dụng cho nhà phố có nhiều
tầng. Ở những ngôi nhà này, việc lấy sáng, thông gió trực tiếp là hết
sức khó khăn. Loại giếng trời, sân vườn này hay được bố trí kết hợp ở
những vị trí thuộc loại “góc khó”, “góc khuất”, “góc chết”. Do diện
tích của giếng trời trong trường hợp này thường không lớn nên việc kết
hợp trang trí sân vườn phải hết sức cân nhắc. Không nên ốp quá nhiều
loại vật liệu cũng như không nên sử dụng màu sẫm tối trong diện tích
nhỏ này, vì như thế sẽ làm giảm hiệu quả chiếu sáng. Có thể kết hợp
trang trí bằng cây xanh nhưng không nên trồng cây có rễ cọc lớn hay
những loại dây leo có khả năng phát triển nhanh, rậm. Tốt nhất là dùng
chậu trồng những loại cây có thể sống lâu ngày trong điều kiện ích được
chăm sóc trực tiếp bằng ánh sáng và nước mưa.
- Giếng trời kết hợp sân vườn:
ngoài chức năng điều hòa cải tạo vi khí hậu còn mang lại hiệu quả thẩm
mỹ cho ngôi nhà. Trường hợp này thường áp dụng cho nhà phố có diện tích
lớn hoặc biệt thự. Loại này giếng trời có diện tích đủ lớn và thường
được bố trí tại các vị trí “mặt tiền” của ngôi nhà như phòng khách,
phòng sinh hoạt chung, nơi “hội tụ” của các phòng, vị trí kết hợp cầu
thang… Tóm lại là những vị trí sao cho mọi người đều có thể quan sát và
thụ hưởng được. Có thể sử dụng vật liệu ốp một cách ngẫu hứng miễn sao
việc bố trí mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Hoàn toàn có thể trồng cây
xanh trực tiếp trong khu vực này nếu diện tích bề mặt đủ lớn (không
láng xi măng hay lát gạch) đảm bảo thấm thoát nước một cách tự nhiên,
và cần có giải pháp ngăn cách không cho nước mưa vào những “khu vực
cấm” khi chưa “được phép”. Việc trồng cây xanh trong trường hợp này
cũng khá đơn giản, có thể sử dụng cả những loại cây có hoa hoặc có mùi
thơm nhẹ nhằm mang lại sự hứng khởi cho không gian sống và làm việc
trong nhà…
Làm đẹp giếng trời
Trong
điều kiện nhà phố chật hẹp như hiện nay, giếng trời đóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu, là giải pháp tối ưu để lấy nắng, gió, ánh
sáng cho ngôi nhà.
Giếng
trời thường nằm ở vị trí trung tâm, và gần như tất cả các phòng của
ngôi nhà đều "nương nhờ" vào giếng trời cũng trở nên cần thiết. Với sự
đa dạng của các chủng loại vật liệu xây dựng hiện nay, bạn có thể biến
giếng trời thành các khu vực "điểm nhấn" cho không gian sống của mình.
Giếng
trời có thể biến thành một thác nước từ trên tầng thượng xuống tầng
trệt. Tiếng nước róc rách reo vui vừa giúp thư giãn, đem lại sinh khí
cho ngôi nhà và đem lại may mắn cho gia chủ. Với cách này, bạn nên bố
trí thêm những dây trầu bà buông rũ từ trên cao như tấm rèm xanh trong
nhà. Hoặc bố trí một tiểu cảnh khô với sỏi đá và cây xanh nhờ tận dụng
nắng gió từ trên cao, kết hợp thêm ánh sáng đèn tạo hiệu ứng thẩm mỹ.
Làm đẹp cho giếng trời bằng hình khối và ánh sáng tạo thành một tác phẩm nghệ thuật
Bên
cạnh việc thiết kế các nước hay tiểu cảnh cho giếng trời, các nhà thiết
kế vẫn thường phối hợp các chủng loại vật liệu xây dựng để "làm đẹp"
cho giếng trời bằng hình khối và ánh sáng tạo thành một tác phẩm nghệ
thuật. Đây là phong cách hiện đại và không mất nhiều thời gian chăm sóc
mỗi ngày như tiểu cảnh. Từ những tác phẩm nghệ thuật hay khi vườn thiên
nhiên hiện diện trong nhà thông qua giếng trời, các khu vực sinh hoạt
đều tận hưởng được vẻ đẹp và sự thông thoáng. Như vậy, bạn đã làm cho
giếng trời trở thành một góc thư giãn, nghỉ ngơi thú vị rồi đấy.
nguồn: hoathat.info