Công tác thiết kế và thẩm định thiết kế!
I. LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ. Nội dung thiết kế cơ sở
(Theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP).
1. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước tiếp theo .
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
b) Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình;
d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống HTKT công trình.
II. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ.
Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở
(Theo Khoản 6, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP).
1. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình HTKT ngoài hàng rào;
2. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ;
3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập TKCS theo quy định.
III. LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN.
Công việc và sản phẩm thiết kế.
- Thuyết minh, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết.
- Giám sát Tác giả.
Điều kiện chung để thiết kế các công trình xây dựng.
- Quy hoạch và thiết kế kiến trúc.
- An toàn về kết cấu.
- An toàn về phòng chống cháy nổ.
- Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng.
- Chống sét.
- Chống thấm.
- Chống ăn mòn.
- Chống ồn, rung.
- Chống động đất.
- Nhiệt kỹ thuật.
- Phòng chống các sinh vật gây hại.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Nội dung thiết kế kỹ thuật.
I. Phần thuyết minh.
1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật :
+ Các tài liệu về khảo sát XD, khí tượng thủy văn và các văn bản pháp lý có liên quan.
+ Thiết kế cơ sở.
+ Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
+ Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng .
2. Thuyết minh thiết kế công nghệ :
+ Giải pháp công nghệ, dây chuyền CN, các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu KTKT
+ Danh mục máy móc thiết bị công nghệ.
+ Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ.
+ Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
+ Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
3. Thuyết minh thiết kế xây dựng :
+ Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường.
+ Giải pháp XD : gia cố nền móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng.
+ Danh mục các phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán.
+ Tổng hợp KL các công tác xây lắp, vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị chủ yếu.
+ Chỉ dẫn biện pháp thi công ( đối với trường hợp thi công phức tạp )
+ Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình
II. Phần bản vẽ.
- Triển khai mặt bằng hiện trạng & vị trí công trình trên bản đồ.
- Triển khai tổng mặt bằng.
( Nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích XD, mật độ XD, hệ số sử dụng đất, chỉ giới XD ... ).
- Giải pháp kiển trúc : các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chính, phối cảnh công trình.
- Giải pháp xây dựng : Gia cố nền móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng.
- Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp ( nút khung, mắt dàn ... )
- Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị.
- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
III. Phần dự toán.
- Căn cứ để lập tổng dự toán.
- Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết.
- Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị.
- Tổng dự toán công trình.
IV. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN.
Hồ sơ trình thẩm định Thiết kế kỹ thuật & Tổng dự toán.
1. Tờ trình thẩm định, phê duyệt TKKT; tổng dự toán .
2. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã được duyệt cùng dự án.
3. Hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế
4. Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát thiết kế
5. Các văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ.
Nội dung thẩm định Thiết kế kỹ thuật & Tổng dự toán
(Theo Khoản 2, 3 Điều 16 Nghị định 16/2005/NĐ-CP).
I. Nội dung thẩm định Thiết kế kỹ thuật.
1. Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
3. Đánh giá mức độ an toàn công trình.
4. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có.
5. Bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ.
II. Nội dung thẩm định dự toán, Tổng dự toán.
1. Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế thiết kế và khối lượng dự toán.
2. Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.
3. Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
I. LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ. Nội dung thiết kế cơ sở
(Theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP).
1. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước tiếp theo .
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
b) Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình;
d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống HTKT công trình.
II. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ.
Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở
(Theo Khoản 6, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP).
1. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình HTKT ngoài hàng rào;
2. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ;
3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập TKCS theo quy định.
III. LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN.
Công việc và sản phẩm thiết kế.
- Thuyết minh, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết.
- Giám sát Tác giả.
Điều kiện chung để thiết kế các công trình xây dựng.
- Quy hoạch và thiết kế kiến trúc.
- An toàn về kết cấu.
- An toàn về phòng chống cháy nổ.
- Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng.
- Chống sét.
- Chống thấm.
- Chống ăn mòn.
- Chống ồn, rung.
- Chống động đất.
- Nhiệt kỹ thuật.
- Phòng chống các sinh vật gây hại.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Nội dung thiết kế kỹ thuật.
I. Phần thuyết minh.
1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật :
+ Các tài liệu về khảo sát XD, khí tượng thủy văn và các văn bản pháp lý có liên quan.
+ Thiết kế cơ sở.
+ Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
+ Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng .
2. Thuyết minh thiết kế công nghệ :
+ Giải pháp công nghệ, dây chuyền CN, các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu KTKT
+ Danh mục máy móc thiết bị công nghệ.
+ Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ.
+ Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
+ Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
3. Thuyết minh thiết kế xây dựng :
+ Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường.
+ Giải pháp XD : gia cố nền móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng.
+ Danh mục các phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán.
+ Tổng hợp KL các công tác xây lắp, vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị chủ yếu.
+ Chỉ dẫn biện pháp thi công ( đối với trường hợp thi công phức tạp )
+ Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình
II. Phần bản vẽ.
- Triển khai mặt bằng hiện trạng & vị trí công trình trên bản đồ.
- Triển khai tổng mặt bằng.
( Nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích XD, mật độ XD, hệ số sử dụng đất, chỉ giới XD ... ).
- Giải pháp kiển trúc : các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chính, phối cảnh công trình.
- Giải pháp xây dựng : Gia cố nền móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng.
- Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp ( nút khung, mắt dàn ... )
- Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị.
- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
III. Phần dự toán.
- Căn cứ để lập tổng dự toán.
- Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết.
- Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị.
- Tổng dự toán công trình.
IV. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN.
Hồ sơ trình thẩm định Thiết kế kỹ thuật & Tổng dự toán.
1. Tờ trình thẩm định, phê duyệt TKKT; tổng dự toán .
2. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã được duyệt cùng dự án.
3. Hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế
4. Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát thiết kế
5. Các văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ.
Nội dung thẩm định Thiết kế kỹ thuật & Tổng dự toán
(Theo Khoản 2, 3 Điều 16 Nghị định 16/2005/NĐ-CP).
I. Nội dung thẩm định Thiết kế kỹ thuật.
1. Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
3. Đánh giá mức độ an toàn công trình.
4. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có.
5. Bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ.
II. Nội dung thẩm định dự toán, Tổng dự toán.
1. Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế thiết kế và khối lượng dự toán.
2. Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.
3. Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.